Cử chỉ Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ

Cử chỉ được tạo nên bởi tay, cánh tay hoặc cơ thể, và cũng bao gồm cả chuyển động của đầu, khuôn mặt và mắt, ví dụ như nháy mắt, gật đầu hoặc đảo mắt. Mặc dù những nghiên cứu về cử chỉ vần còn sơ sài, nhưng một số nhóm cử chỉ chính đã được xác định bởi các nhà nghiên cứu. Những cử chỉ phổ biến nhất được gọi là cử chỉ biểu trưng và cử chỉ trích dẫn. Những cử chỉ này có tính tập quán, những cử chỉ mang đặc trưng văn hóa có thể sử dụng thay thế cho ngôn ngữ, ví dụ như vẫy tay được sử dụng trong văn hóa phương Tây để ám chỉ "xin chào" hoặc "tạm biệt". Mỗi cử chỉ biểu trưng có thể mang những ý nghĩa rất khác nhau trong những bối cảnh văn hóa khác nhau, từ khen ngợi cho tới cực kì khó chịu.[21] Có một số cử chỉ mang tính toàn cầu ví dụ như nhún vai.[6]

Cử chỉ cũng có thể phân chia thành hai nhóm là cử chỉ phụ thuộc vào lời nói và cử chỉ liên quan tới lời nói. Cử chỉ phụ thuộc vào lời nói phụ thuộc vào việc giải thích được chấp nhận về mặt văn hóa và có một ý nghĩa phi ngôn ngữ trực tiếp.[12]:9 Một cái vẫy tay hay một biểu tượng "hòa bình" là ví dụ cho cử chỉ phụ thuộc vào lời nói. Cử chỉ liên quan đến lời nói được sử dụng song song với lời nói, dạng giao tiếp phi ngôn ngữ này dùng để nhấn mạnh thông điệp đang được truyền tải. Cử chỉ liên quan đến lời nói nhằm mục đích cung cấp thông tin bổ sung cho một thông điệp bằng lời như chỉ vào một vật thể trong cuộc tranh luận.

Biểu cảm khuôn mặt, hơn tất cả, phục vụ như một phương thức thực tế của giao tiếp. Với nhiều nhóm cơ kiểm soát một cách chính xác miệng, môi, mắt, mũi, trán và cằm, khuôn mặt con người được cho rằng có khả năng biểu hiện hơn mười ngàn cảm xúc khác nhau. Sự linh hoạt này khiến tính phi ngôn ngữ của khuôn mặt đặc biệt hiệu quả và chân thực, trừ khi có sự cố tình thao túng. Thêm vào đó, đa số những cảm xúc sau đây, bao gồm vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, khó chịu, xấu hổ, đau khổ và thích thú mang tính toàn cầu.[22]

Hiển thị của cảm xúc nói chung có thể chia thành hai nhóm: tiêu cực và tích cực. Cảm xúc tiêu cực thường biểu hiện bởi sự gia tăng căng thẳng trong các nhóm cơ: siết chặt cơ hàm, nhăn trán, nheo mắt hoặc mím môi (khi mà đôi môi gần như biến mất). Đối lập lại, cảm xúc tích cực được thể hiện thông qua sự nới lỏng của các nếp nhăn trên trán, thư giãn các cơ quanh phần miệng và mở to mắt. Khi một cá nhân thực sự thư giãn và thoải mái, thì đầu của họ cũng sẽ ngả sang một bên, để lộ ra phần cổ, nơi dễ bị tổn thương nhất. Đây là tư thế thoải mái cao độ nhất, thường nhìn thấy trong giai đoạn tán tỉnh, và gần như không thể bắt chước trong khi căng thẳng hoặc nghi ngờ.[23]

Cử chỉ có thể chia thành ba nhóm:

Mô phỏng

Một số chuyển động của bàn tay không được coi là cử chỉ. Chúng bao gồm các thao tác đối với cả người và một số vật dụng (ví dụ như quần áo, bút chì, mắt kính) – các loại chuyển động mà một người thường làm bằng tay như gãi, cựa quậy, cọ sát, chạm và gõ nhịp. Những hành động đó được gọi là mô phỏng. Những chuyển động này có thể không có ý nghĩa liên quan đến lời nói mà nó đi cùng nhưng có thể coi là cơ sở để xác định khuynh hướng cảm xúc của người nói (lo lắng, khó chịu, buồn chán)[7]

Biểu tượng

Những chuyển động của bàn tay khác lại được coi là cử chỉ. Chúng là những chuyển động với một ý nghĩa cụ thể, có tính quy ước được gọi là cử chỉ mang tính biểu tượng. Những cử chỉ tượng trưng quen thuộc bao gồm "vung tay", "tạm biệt" và "ngón tay cái hướng lên". Đối lập với cử chỉ mô phỏng, cử chỉ mang tính biểu tượng được sử dụng một cách có chủ định và phục vụ một chức năng giao tiếp rõ ràng. Mỗi nền văn hóa có những quy ước về cử chỉ của riêng họ, mà một số là đặc biệt đối với một nền văn hóa cụ thể. Những cử chỉ rất giống nhau có thể có những ý nghĩa rất khác biệt giữa các nền văn hóa. Cử chỉ mang tính biểu tượng thường được dùng thay thế cho lời nói, nhưng cũng có thể dùng kèm với lời nói.[7]

Đối thoại

Nằm giữa cử chỉ mô phỏng và cử chỉ mang tính biểu tượng chính là cử chỉ đối thoại. Những cử chỉ này không bổ sung cho hành động hay từ ngữ nhưng lại đi kèm với lời nói. Những cử chỉ đối thoại là chuyển động của bàn tay đi kèm với lời nói hoặc là có liên quan tới lời nói mà chúng đi kèm. Chính vì chúng luôn đi kèm với lời nói nên cử chỉ đối thoại không bao giờ thấy trong trường hợp vắng mặt lời nói và chỉ được tạo ra bởi những người đang nói.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giao_tiếp_phi_ngôn_ngữ http://journals.cambridge.org.proxy2.lib.uwo.ca/ac... http://adiloran.com/ODTU-isletme/FirstImpressions.... http://www.brighthubpm.com/monitoring-projects/851... http://brktrail.com/bodylanguage/ http://www.digitaldreamart.com/storage/Gentlemen.p... http://www.forbes.com/sites/learnvest/2012/04/03/w... http://www.gcastrategies.com/booksandarticles/62/c... http://www.globepequot.com/knack_body_language-978... http://sites.google.com/site/nonverbalcommunicatio... http://www.kevinhogan.com/downloads/8Mistakesp.pdf